Mật độ trồng dưa lưới ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và khả năng lây lan của sâu bệnh. Để đảm bảo vườn dưa của bạn luôn phát triển tốt nhất bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và mật độ trồng dưa lưới tốt nhất.
1. Mật độ trồng dưa lưới bao nhiêu là phù hợp?
Mỗi loại cây trồng đều có điều kiện phát triển khác nhau và cần một cách tính mật độ trồng. Mật độ trồng dưa lưới quyết định đến năng suất và cả chi phí bạn sẽ đầu tư nên việc trồng quá thưa hay quá dày đều để lại những hệ lụy không tốt.
- Mật độ dưa lưới quá dày: Cây sẽ dễ bị chậm lớn, còi cọc, chậm ra hoa và khóa đậu trái dẫn đến giảm năng suất khi thu hạch. Tốn kém chi phí mua cây và chi phí chăm sóc mà không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, trồng quá dày sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển và lây lan ra cả vườn, rất khó để cách ly hay xử lý cây bị bệnh khi chúng quá sát nhau.
- Mật độ trồng dưa quá thưa: Lãng phí tài nguyên đất và gặp khó khăn khi chăm sóc cho từng cây. Từ việc không tận dụng được hết tài nguyên cây trồng dẫn đến năng suất không đạt, làm giảm hiệu quả kinh tế của vườn dưa.
Theo các chuyên gia của bộ nông nghiệp, mật độ trồng dưa lưới phù hợp cho từng mùa vụ đối với hàng kép là:
- Mật độ trồng dưa lưới vào mùa khô là từ 2500 – 2700 cây/1000m2. Khoảng cách thích hợp giữa các cây là 40cm, giữa các hàng với nhau là 1m4.
- Mật độ trồng dưa lưới vào mùa mưa là từ 2200 – 2500 cây/1000m2. Khoảng cách thích hợp giữa các cây là 50cm, giữa hàng với nhau là 1,4m.
Trong khoảng từ 7 – 10 ngày đầu trồng dưa tiến hành kiểm tra lại toàn bộ vườn để dặm lại cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng.
2. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc dưa lưới
Ngoài mật độ trồng thì kinh nghiệm lựa chọn hạt giống và chăm sóc cho dưa lưới cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý nhỏ mà bạn nên tham khảo trước khi trồng dưa nhé.
2.1 Kinh nghiệm chọn hạt giống dưa lưới
Trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới khác nhau tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn loại phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn các loại hạt giống thuần chủng f1, đảm đảm được độ nảy mầm và khả năng đề kháng cao, hạn chế mắc sâu bệnh khi phát triển.
Nên chọn mua hạt giống dưa lưới ở những cơ sở uy tín, đã được nhiều chủ vườn tín nhiệm. Một số giống dưa lưới tốt mà bạn có thể tham khảo: Khang Nguyên, Taki Nhật, Thiên Nữ, Chu Phấn, Bảo Khuê,…
2.2 Kinh nghiệm ươm hạt giống dưa lưới
Khi ươm hạt dưa lưới bạn nên sử dụng các loại khay ươm bằng vật liệu xốp, chiều cao mỗi bầu ít nhất khoảng 5cm. Trước khi gieo ngâm hạt với nước ấm khoảng 2 – 3 giờ và ủ trong khăn ẩm để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Sau đó gieo hạt vào từng bầu ủ, tưới đẫm nước sau khoảng 2 ngày hạt sẽ bắt đầu nứt và nảy mầm.
Đất ươm hạt dưa lưới thường là 70% mùn dừa trộn với 20% tro trấu và 10% phân hữu cơ. Để đảm bảo đất ươm đạt chất lượng tốt nhất bạn nên ủ bạt khoảng 10 – 15 ngày để giữ ẩm và thực hiện đảo trộn đều 2 – 3 ngày 1 lần.
Sau khoảng 10 – 15 ngày dưa lưới sẽ đạt chiều cao ít nhất từ 12cm và mỗi cây có 2 – 3 lá. Lúc này bạn lựa chọn lại một lần nữa cây giống, loại bỏ các cây bị dị tật, sâu bệnh và dập nát.
2.3. Kinh nghiệm xử lý đất trồng và tạo luống trồng dưa lưới
Dưa lưới thích hợp trồng trên các vùng đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng vì vậy chủ vườn cần hết sức lưu ý để chọn thửa đất phù hợp. Để cải thiện tình trạng đất sau mỗi mùa vụ bạn nên đảo xới đất và trộn thêm mùn dừa, phân trùn quế, tro trấu,… giúp đất tơi xốp hơn và đảm bảo có đủ dưỡng chất cho cây phát triển.
Khi trồng cây tạo các luống cách nhau 1,4m như quy định, vun luống cao khoảng 15 – 20cm để đảm bảo vườn có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa.
2.4. Kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới chuẩn
Sau khoảng 7 – 10 ngày trồng cây ra đát bạn tiến hành treo cố định cây lên cột chống hoặc giàn. Tiếp đến giai đoạn ra hoa có thể tiến hành thụ phấn nhờ ong hoặc thủ công theo cách lấy bông hoa đực chụp vào bông hoa cái. Nên thực hiện thụ phấn cho hoa vào sáng sớm để đạt tỉ lệ đậu quả cao.
Khi cây bắt đầu có 10 – 15 lá tiến hành tỉa bớt các lá và tỉa bỏ ngọn thừa khi cây bắt đầu ra quả để tập trung dinh dưỡng tốt nhất cho phần quả. Mỗi cây dưa chỉ nên để từ 2 – 4 quả, đảm bảo sự thông thoáng và khoảng cách quả ở các cành.
Bên cạnh đó để đảm bảo vườn dưa không bị sâu bệnh hại cần theo dõi và loại bỏ những cành lá có chứa sâu bệnh, phun thuốc khử trùng và nấm cho cây định kỳ.
Để cây phát triển tốt, đạt năng suất quả khi thu hoạch trong quá trình trồng còn bón thêm đạm và kali trong thời gian cây bắt đầu ra từ 3 – 6 lá và tăng dần liều lượng khi cây đến thời điểm nuôi trái.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về Các loại sâu hại phổ biến trên dưa lưới để có biện pháp khắc phục và phòng trừ hiệu quả để dưa lưới phát triển tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mật độ trồng dưa lưới, kinh nghiệm trồng và chăm sóc dưa chuẩn. Chúc bạn có được mùa dưa bội thu với chất lượng quả tốt.