Các loại sâu bệnh hại dưa lưới và cách phòng tránh

Các loại sâu bệnh hại dưa lưới và cách phòng tránh

Sâu bệnh hại dưa lưới gồm những loại nào? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ra sao… là những câu hỏi được nhiều nhà vườn quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp các loại sâu bệnh thường gặp ở dưa lưới để bạn chú ý phòng tránh cho dưa lưới khi gặp.

1. Sâu xanh ăn lá

Sâu xanh ăn lá có tên khoa học là Diaphania indica. Loại sâu này được sinh ra từ một loại bướm nhỏ có màu nâu trắng thường đẻ trứng trên lá dưa.

Sâu xanh ăn lá hại dưa lưới

Đặc điểm:

Trứng sâu xanh rất nhỏ và có màu trắng đục, thời gian ủ để nở ra sâu xanh từ 4 – 5 ngày, trước khi nở trứng sẽ ngả vàng.

Loài sâu này có kích thước nhỏ, màu xanh lục đậm, trên thân có hai sọc trắng chạy dọc thân. Sâu thường tập trung nhiều ở phần ngọn và đọt lá non, ẩn sâu trong các kẽ lã rất khó tìm kiếm. Thời gian sâu tấn công cây kéo dài từ 10 – 20 ngày trước khi chuyển sang giai đoạn nhộng.

Sâu xanh thường có tập tính dùng tơ để cuốn các lá non lại và ở bên trong để ăn hại hoặc ăn phần vỏ của các trái non khiến trái bị thối và rụng. Ở tình trạng nhiễm sâu xanh nặng vườn dưa có thể bị cắn trụi cả phần đọt và lá non.

Biện pháp phòng tránh

Trong trường hợp vườn bị nhiễm sâu xanh nặng bạn có thể phun các loại thuốc trừ sâu như: SILSAU SUPER 3EC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC,… để cải thiện tình trạng bệnh.

Để phòng tránh sâu xanh ăn lá trên dưa lưới bạn nên thường xuyên theo dõi kiểm tra cây, phát hiện sâu từ giai đoạn ủ trứng để loại bỏ. Sau khi thu hoạch nên dọn sạch dây dưa và cải tạo đất để đảm bảo trứng sâu không còn tồn tại để lan sang vụ sau.

2. Sâu ăn tạp

Sâu ăn tạp có tên khoa học là Spodoptera litura, được sinh ra từ một loài bướm có cánh trước màu nâu vàng vân trắng, cánh sau màu trắng óng.

Sâu ăn tạp hại dưa lưới

Đặc điểm:

Trứng sâu ăn tạp thường có hình cầu, trứng mới có màu vàng nhạt khi sắp nở chuyển màu tro đậm. Trứng thường xuất hiện theo ổ và thời gian ủ trứng từ 5 – 7 ngày.

Khi nhỏ sâu có màu xanh lục, lớn chuyển màu nâu đậm với nhiều sọc vàng sáng chạy trên thân và 2 bên hông tính từ đốt thứ tám. Mỗi đốt thân của sâu đều có một chấm đen, riêng đốt sâu đầu tiên sẽ có 2 chấm đen.

Tùy từng giai đoạn mà mức độ gây hại của sâu ăn tạp sẽ khác nhau: Ở giai đoạn còn non sâu chỉ ăn phần diệp lục của lá dưa và bớt lại phần gân lá. Khi sâu trưởng thành sẽ cắn phá rất mạnh, không chỉ ăn lá cây mà còn có khả năng ăn trụi cành ngọn, thân và quả non của cây dưa.

Biện pháp phòng tránh:

Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa để đảm bảo phát hiện và loại bỏ sâu ăn tạp sớm nhất. Trước khi trồng nên cày xới và xử lý đất bằng các loại thuốc diệt côn trùng để đảm bảo loại bỏ trứng sâu còn tồn tại trong đất.

Khi vườn bị nhiễm sâu ăn tạp cách tốt nhất là sử dụng các loại thuốc từ sâu như: RAMBO 5SC, VITASHIELD GOLD 600EC, CHIEF 520WP,… Lưu ý nên phun đúng liều lượng như trên hướng dẫn để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng dưa.

3. Nhện đỏ

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp, tốc độ sinh trưởng rất nhanh thời gian để sinh trưởng và hoàn thành một thế hệ từ 20 – 40 ngày.

Nhện đỏ hại dưa lưới

Đặc điểm:

Trứng nhện đỏ có hình cầu nhỏ, được bao xanh tơ nhện và bám chặt ở mặt dưới lá, nở sau 4 – 5 ngày. Ấu trùng nhện khá nhỏ với 3 đôi  chân, khi phát triển thành trùng nở ra ấu trùng cái thay da 3 lần và trùng đực thay da 2 lần, giai đoạn phát triển tù 5 – 10 ngày.

Nhện đỏ thường chích hút mô của lá cây ở cả giai đoạn thành trùng và ấu trùng khiến lá cây mất diệp lục, chuyển sang màu vàng, giai đoạn nhiễm bệnh nặng lá sẽ bị khô đi. Khi vườn dưa bị nhện đỏ xâm hại dẫn đến giảm năng suất trái và tốc độ phát triển.

Biện pháp phòng tránh:

Thường xuyên kiểm tra vườn dưa để kiểm soát tình trạng xuất hiện nhện đỏ, nếu số lượng ít chưa cần phun thuốc có thể loại bỏ bằng tay.

Khi vườn có dấu hiệu bị hư hại do nhện đỏ với số lượng lớn có thể phun diệt bằng các loại thuốc như: MAY 050SC, SILSAU SUPER 3EC, VITASHIELD GOLD 600EC,… Lưu ý phun ướt đều cả hai mặt lá và luân chuyển giữa các loại thuốc để nhện không có khả năng kháng thuốc.

4. Rầy mềm

Rầy mềm có tên gọi khoa học là Aphis gossypii với 2 dạng khác nhau là có cánh hoặc không cánh.

Rầy mềm hại dưa lưới

Đặc điểm:

Rầy mềm trưởng thành loại không cánh thường có thân màu xanh đen, xanh thẫm đậm hoặc vàng xanh với mặt ngoài có phủ một lớp sáp mỏng. Loại rầy mềm có cánh thường có đầu và ngực màu nâu ngả đen, phần bụng xanh hoặc vàng nhạc và phiến lưng trước ngực màu đen, mắt to.

Loại sâu bệnh này thường tập trung sinh trưởng bên dưới tán lá ở phần ngọt non, bông và chồi. Vào giai đoạn cắn phá rầy mềm sẽ hút nhựa cây khiến lá bị quăn queo, không trao đổi chất tốt. Đặc biệt, phân của rầy mềm thường để lại rất nhiều trên lá và thân cây, thu hút các loại nấm xuất hiện theo làm ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ cây, đặc biệt là trái.

Khi vườn bị nhiễm rầy mềm nặng chúng sẽ làm rụng hoa, đặc biệt thời kỳ ra trái non khiến trái bị rụng và méo mó nhiều. Sau cùng sẽ kéo theo nhiều loại nấm bệnh tấn công cây, làm cây chậm phát triển, lùn và chết do không trao đổi chất bình thường.

Biện pháp phòng tránh:

Ngoài việc kiểm soát thường xuyên và tiêu hủy những cây bị rầy mềm tấn công trong vườn bạn có thể phun một số loại thuốc sau: JUST 050EC, CHIEF 520WP,  RAMBO 5SC,…

5. Bọ dưa

Bọ dưa có tên khoa học là Aulacophora similis, đây là giống sâu bệnh thường gặp nhất ở dưa lưới với thời gian sinh trưởng lâu nhất trong các loại sâu bệnh.

Bọ dưa hại dưa lưới

Đặc điểm:

Trứng bọ dưa rất nhỏ có màu vàng xanh và chuyển nâu khi sắp nở, thời gian ủ kéo dài từ 8 – 15 ngày. Ấu trùng bọ dưa khi mới nở có màu trắng sữa và chuyển nâu, thời gian phát triển từ 18 – 35 ngày. Ở giai đoạn thành trùng bọ dưa có màu vàng nâu với mắt đen và râu dài, trong giai đoạn thành trùng bọ dưa sống ít nhất từ 100 – 200 ngày. Vòng đời trung bình của bọ dưa kéo dài khoảng 80 – 130 ngày.

Bọ dưa xâm hại cây ở cả giai đoạn thành trùng và ấu trùng ăn hại toàn bộ các phần như thân, rễ, lá và quả khiến cây chết đột ngột hoặc chậm phát triển. Loại sâu bệnh này thường tấn công khi cây bắt đầu có 3 lá non, có khả năng ăn trụi cả lá toàn bộ cây nếu số lượng lớn.

Biện pháp phòng tránh:

Là giống sâu bệnh xuất hiện sớm và khó kiểm soát vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là cải tạo và vệ sinh vườn dưa trước khi trồng, đảm bảo tiêu hủy tàn dư của vụ trước và mầm bệnh sẵn có trong đất. Khi bọ dưa xuất hiện ít bạn có thể bắt bằng tay vào sáng sớm.

Đối với vườn dưa bị xâm hại nặng bởi bọ dưa bạn nên phun  thuốc hóa học như: TASODANT 600EC, RAMBO 5SC, DIRECTOR 70EC,…

Trên đây là những loại sâu bệnh hại dưa lưới mà bạn nên biết để thường xuyên kiểm tra và phòng tránh cho toàn bộ vườn, đảm bảo được cây luôn phát triển tốt, không bị sâu bệnh cắn phá dẫn đến giảm năng suất quả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết 5 bệnh gây hại thường gặp trên dưa lưới để có cách phòng tránh hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *