Dưa lưới chậm lớn – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Dưa lưới chậm lớn – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bạn đã áp dụng nhiều kỹ thuật trồng và chăm sóc nhưng vườn dưa lưới vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch? Để thu hoạch được vườn dưa chất lượng, đảm bảo đúng mùa vụ tham khảo ngay nguyên nhân và cách khắc phục dưa lưới chậm lớn trong bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân khiến dưa lưới chậm lớn

Dưa lưới là giống cây thân leo thích hợp với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ánh sáng và khô ráo. Kỹ thuật trồng không quá khó tuy nhiên để dưa lưới không bị chậm lớn, đơm hoa kết trái đúng mùa vụ bạn cần bỏ khá nhiều công chăm sóc và theo dõi sát sao các thời kỳ phát triển của cây.

Nguyên nhân khiến dưa lưới chậm lớn

Để khắc phục được tình trạng chậm lớn bạn cần biết rõ nguyên cây bị chậm lớn để kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chậm phát triển ở dưa lưới.

  • Thời điểm trồng dưa lưới tốt nhất trong năm là từ tháng 2 – 9, việc trồng dưa không đúng mùa vụ trong năm với khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng quả.
  • Sử dụng hạt giống kém chất lượng, đề kháng không tốt dễ bị sâu bệnh xâm hại làm gián đoạn quá trình phát triển của cây.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp do đất kém dinh dưỡng hoặc bón thiếu phân trồng cho cây.
  • Canh tác quá dày, sai kỹ thuật về khoảng cách giữa các gốc dưa.
  • Dưa lưới bị các loại sâu bệnh, nấm tấn công vào thân hoặc lá hút kiệt chất dinh dưỡng của cây.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác đến từ các yếu tố ngoại cảnh như con người, khu vực trồng ảnh hưởng đến quá trình đơm hoa, kết trái của dưa. Nếu vườn dưa lưới nhà bạn đang gặp những vấn đề trên và cây có biểu hiện còi cọc, phát triển chậm nhớ cân đối để điều chỉnh sao cho phù hợp nhé.

2. Cách khắc phục dưa lưới chậm lớn nhanh nhất

Dưa lưới chậm lớn không chỉ ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch, năng suất quả đạt được cuối vụ mà còn khiến chủ vườn tốn kém cả thời gian và công sức để chăm sóc. Nếu vườn dưa lưới nhà bạn đang bị chậm lớn hãy tham khảo ngay những bí kíp phục sau đây nhé:

  • Cải thiện đất trồng và chế độ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân giàu dinh dưỡng, đặc biệt là NPK.
  • Loại bỏ các côn trùng, nấm gây bệnh đang xuất hiện tại vườn bằng cách bắt tay hoặc phun thuốc đặc trị cho cây.
  • Cắt tỉa bớt lá hoặc các cành xấu không có khả năng ra hoa và đậu trái để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cho chất lượng tốt hơn.
  • Cân bằng lại nguồn nước tưới cho cây, đảm bảo cây được sống trong môi trường tốt không bị dư thừa nước tưới.

Chỉ với những biện pháp xử lý đơn giản trên bạn đã có thể cải thiện tình trạng dưa lưới chậm lớn nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 tuần nhé.

Cách khắc phục dưa lưới chậm lớn nhanh nhất

3.  Kỹ thuật chăm sóc dưa chuẩn đảm bảo không bị chậm lớn

Để đảm bảo thời gian thu hoạch dưa lưới đúng mùa vụ, không bị gián đoạn do cây bị chậm lớn hay sâu bệnh bạn có thể tham khảo kỹ thuật chăm sóc và trồng dưa lưới dưới đây:

  • Cải thiện đất trồng trước mỗi mùa vụ, đảm bảo loại bỏ hết tàn dư của sâu bệnh từ mùa vụ trước, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bằng các loại phân bón lót.
  • Đánh luống và bắc giàn trồng dưa với khoảng cách hợp lý đảm bảo các gốc dưa không quá sát nhau, vườn không bị đọng nước khi trời mưa to.
  • Chọn giống hạt dưa thuần chủng, không chứa mầm bệnh với đề kháng tốt.
  • Đảm bảo trồng dưa đúng mùa vụ từ tháng 2 – tháng 9 trong năm, hạn chế trồng vào mùa mưa ẩm vì khó chăm sóc, không đảm bảo cây có thể phát triển đúng quy trình.
  • Khi cây bắt đầu phát triển có 2 – 3 lá thì cắt tỉa và bấm ngọn cho đến khi cây ra được 10 lá thì dừng lại. Thời kỳ cây ra từ 20 – 23 lá bạn bắt đầu cắt bớt ngọn thừa để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
  • Khi dưa có từ 4 – 5 và trước thời điểm thu hoạch quả khoảng 1 tháng bón bổ sung thêm kali và đạm, có thể phủ thêm mùn hoặc xơ dừa ở gốc cây để giữ ẩm cho cây. Để đảm bảo quả dưa phát triển tốt bạn nên bón phân NPK trong giai đoạn quả phát triển, bón theo tuần để cây không bị dư chất và nứt trái.
  • Phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ theo tháng hoặc thời điểm dưa phát triển để loại bỏ côn trùng, sâu bệnh và các loại nấm gây hại. Nên chọn phân hữu cơ để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thuốc đến người dùng và chất lượng quả sau thu hoạch.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn nguyên nhân, cách phòng tránh và khắc phục dưa lưới chậm lớn. Hy vọng bạn có thể cải thiện được trình trạng vườn dưa lưới của mình, đảm bảo năng suất thu hoạch cao và chất lượng quả tốt vào cuối vụ mùa nhé.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *