Cách trồng măng tây bằng hạt đúng kỹ thuật, hiệu quả cao

Cách trồng măng tây bằng hạt đúng kỹ thuật, hiệu quả cao

Măng tây cho thu hoạch chỉ sau 6 tháng và duy trì khai thác đến 4-8 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có rất nhiều cách trồng măng tây, trong đó phương pháp trồng bằng hạt đơn giản và dễ thực hiện nhất.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thời vụ: Một năm có 2 vụ trồng măng tây: vụ 1 trồng từ tháng 2 đến tháng 3 (gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 9); vụ 2 trồng từ tháng 4 đến tháng 6 (gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 4). Bạn có thể chọn vụ mùa phù hợp.
  • Đất trồng: Măng tây thích hợp trồng trên đất phù sa, đất xám, đất thịt pha cát, đất có độ tơi xốp cao, giàu chất dinh dưỡng, độ pH từ 6.6 – 7.0, độ ẩm trung bình từ 65-70%.
  • Hạt giống: tốt, to đều và không có mầm bệnh
  • Các dụng cụ cần thiết: phân bón và bình phun thuốc, bình tưới nước.

Cách trồng măng tây bằng hạt đúng kỹ thuật, hiệu quả cao

2. Các bước trồng măng tây bằng hạt

Bước 1: Ngâm hạt

Trước khi cho vào ngâm hạt giống măng tây bạn cần mang hạt ra phơi nắng khoảng 2-3 giờ để tăng cường khả năng hút nước. Cho hạt măng tây vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 -45 độ C trong khoảng thời gian từ 15-20 giờ. Lưu ý, 4 tiếng nên thay nước 1 lần và khi vớt ra nên rửa sạch.

Bước 2: Ủ hạt

Nếu ủ với số lượng hạt lớn: trải lên mặt nền đất một lớp tro hoặc bùn dày 1cm ->  trải tấm lưới tối màu -> một lớp tro, bùn như lớp dưới -> rắc hạt giống lên lớp tro và phủ tiếp 1 lớp tro dày 1cm -> phủ một tấm lưới và cứ 2 ngày tưới nước 1 lần.

Ủ hạt giống măng tây

Nếu ủ hạt với số lượng nhỏ: ủ hạt bên trong một tấm khăn tối màu khoảng 1 tuần để nơi kín gió, không có ánh sáng, ngày phun nước ấm 1 lần. Ủ trong vòng 12 ngày rồi mang đến làm bầu đất.

Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài viết: Cách ủ hạt măng tây đúng cách, nảy mầm nhanh

Bước 3: Làm đất

Đất phải là đất sạch, không có sâu bệnh và rác, đất tơi xốp và có nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất khi ươm hạt. Trước khi ươm hạt khoảng 10 ngày nên bón vôi vào đất để diệt toàn bộ sâu bệnh trong đất.

Sử dụng phân chuồng ủ hoại, phân xanh, tro trấu, mùn mục bón cho đất rồi cày xới cho kỹ, phơi nắng đất vừa tiêu diệt bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.

Bước 4: Ươm hạt

Đây là bước vô cùng quan trọng vì ươm hạt sẽ mất khoảng 2-3 tháng. Sử dụng bầu đất để bảo vệ hạt giống tránh khỏi sự phá hoại của côn trùng, bệnh hại.

Cho đất vào bầu -> dùng ngón tay tạo lỗ sâu 2cm -> đặt hạt giống vào lỗ phủ một lớp đất tơi ở trên -> tưới nhẹ nước lên bầu -> Đục lỗ ở đáy bầu để thoát nước, đặt bầu nơi có nhiều ánh sáng.

Ươm hạt măng tây trong bầu đất

Bước 5: Trồng cây

Khi làm đất trồng khoảng cách giữa các luống là 1-1.5m, khoảng cách giữa các hố từ 40-50 cm và hố trồng sâu và rộng 25cm.

Rạch bỏ túi nilon bên ngoài và đặt bầu nhẹ nhàng xuống hố, lấp kín lỗ và phủ xung quanh gốc phân chuồng hoặc là tro, đất vừa bảo vệ cây vừa giữ cho cây luôn mọc thẳng. Thời điểm thích hợp trồng cây là vào buổi chiều.

3. Cách chăm sóc cây măng tây

  • Tưới nước cho măng tây: 

Trong mùa mưa thường xuyên kiểm tra măng tây để tránh tình trạng bị ngập úng, thối rễ và gốc chết nên làm rãnh thoát nước cho nơi trồng.

Tưới nước cho măng tây

Trong mùa hè nên tưới nước thường xuyên 2- 3 ngày một lần. Thời gian thích hợp nhất để tưới nước là sau 17h, để tưới nước giữ độ ẩm được lâu hơn bạn nên phủ một lớp rạ hoặc xơ dừa ở gốc măng tây.

  • Bón phân: 

Sau 15 -20 ngày trồng măng tây sẽ tiến hành bón thúc lần 1 bằng cách sử dụng phân NPK 15-15-15 pha với nước rồi tưới vào các gốc cây của măng, sau đó lấp một lớp đất lên trên.

Cứ sau khoảng 10 – 15 ngày bón thúc cho cây bằng NPK 16-16-8 cùng với các loại phân bón vi sinh khác để cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ.

  • Điều trị và phòng tránh sâu bệnh:

Các sâu bệnh, nấm bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch nên người trồng cần chú ý phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời:

  • Rệp, bọ trĩ xuất hiện nhiều vào mùa khô lúc này nên làm cho đất thông thoáng và cung cấp nước cho măng tây.
  • Sâu đất, sâu xanh cũng gây hại lớn đến năng suất cây trồng, lúc làm đất nên làm kỹ và lên luống cao, làm sạch cỏ và loại bỏ các lá già ở gốc cây.
  • Nấm bệnh gây gối gốc nên phun thuốc Dipterex 0,1% hoặc là Wofatox để điều trị tận gốc trong thời gian nhanh chóng.
  • Nấm bệnh gây héo cây, sương mai, vàng lá cần sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Carban, Kasai, Tricalphos, Daconil, Kasumin,…
  • Trong quá trình chăm sóc cây măng tây bạn nên chú ý đến việc thường xuyên làm cỏ xung quanh các gốc vừa để tránh hút hết chất dinh dưỡng của cây vừa tránh sâu bệnh lây sang măng tây. Cắt tỉa những cành cây già, cây quá cao, cây quá còi giữ cho gốc cây luôn thông thoáng, không rậm rạp.

Điều trị và phòng tránh sâu bệnh khi trồng măng tây bằng hạt

Với thông tin về kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt mà bài viết cung cấp sẽ giúp ích cho người trồng và đạt hiệu năng suất tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *