Những yêu cầu cơ bản khi lựa chọn và cải tạo đất trồng măng tây

Những yêu cầu khi lựa chọn và cải tạo đất trồng măng tây

Lựa chọn và cải tạo đất trồng măng tây là một trong những quy trình đặc biệt quan trọng. Vậy đất trồng măng tây phải đáp ứng những yêu cầu nào nào và cách cải tạo đất trồng măng tây hiệu quả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này.

1. Yêu cầu về đất trồng măng tây

Giống như nhiều loại cây trồng khác để phát triển tốt măng tây cũng cần được trồng ở những vùng đất thích hợp. Nếu bạn đang thắc mắc măng tây phù hợp với loại đất nào thì hãy tham khảo ngay những tiêu chí chọn đất trồng măng tây sau đây nhé:

Đất giàu dinh dưỡng

Măng tây chỉ trồng một lần và cho thu hoạch từ 15 – 25 năm vì vậy đất trồng phải là loại có dinh dưỡng màu mỡ, có thể cải tạo và giúp cây phát triển tốt trong khoảng thời gian đó. Loại đất trồng phù hợp với măng tây như đất phù sa màu mỡ, đất đỏ bazan, đất cát pha đất thịt, đất cồn,…

Yêu cầu về đất để trồng măng tây

Đất có độ tơi xốp cao

Là giống cây cho thu hoạch mầm nên măng tây thích hợp trồng trên những loại đất có độ tơi xốp cao. Đất tơi xốp giúp măng không bị ngập úng và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm măng phát triển trong giai đoạn thu hoạch.

Để cải thiện độ tơi xốp cho đất trước khi trồng măng tây bạn có thể trộn thêm với tro, trấu, xơ dừa và phân chuồng đã qua ủ.

Đất không bị đọng nước

Mặc dù là giống cây ưa ẩm và cần nhiều nước trong quá trình sống nhưng măng tây lại không chịu được ngập úng, vì vậy bạn cần chọn khu vực đất bằng phẳng, không quá trũng hay dốc đảm bảo không bị đọng nước vào mùa mưa hay khi tưới tiêu.

Đất không bị nhiễm chua – nhiễm mặn

Độ PH trong đất duy trì ở 6 – 7 là điều kiện lý tưởng cho măng tây phát triển. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm chua, nhiễm mặn,… không thích hợp trồng măng tây vì sẽ ảnh hưởng đến độ ngọt và năng suất của măng khi thu hoạch.

Ngoài những điều kiện trên thì măng tây còn thích hợp trồng ở những vùng đất có tầng canh tác từ 50 – 100cm do đặc tính rễ của măng tây là rễ chùm, trải rộng và ăn sâu xuống mặt đất. Lưu ý nên chọn vùng đất không có nhiều sỏi, đá để thuận tiện hơn trong quá trình cải tạo và giúp măng phát triển.

2. Quy trình cải tạo đất trồng măng tây

Trong suốt quá trình trồng măng tây kéo dài từ 15 – 25 năm bạn chỉ có thể cải tạo đất kỹ lưỡng duy nhất 1 lần trước khi trồng, vì vậy đây là một trong những quy trình vô cùng quan trọng khi trồng măng tây.

Quy trình cải tạo đất trồng măng tây

Cải thiện được đất trồng tốt được coi là bước đệm giúp vườn măng của bạn phát triển khỏe mạnh.

  • Cải thiện dinh dưỡng cho đất bằng cách bón thêm trùn quế, phân chuồng đã qua xử lý và các loại phân hữu cơ. Chú ý bón lên đấy rồi cày xới thật đều trong khoảng 50cm tầng mặt.
  • Cải thiện độ tơi xốp cho đất bằng cách trộn thêm vào đất tro trấu, mùn dừa, rơm rạ, trùn quế,… Cày xới thật đều từ 2 – 3 lần để đảm bảo cả vườn có được tầng đất như nhau.
  • Diệt nấm và sâu bệnh bằng cách bón vôi vào đất, phơi nắng khoảng 1 – 2 tuần. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc diệt cỏ để loại bỏ sâu  bệnh và tàn dư cây cối từ các vụ trước

Sau khi đã trồng măng ra vườn để cải tạo độ dinh dưỡng cho đất bạn cần bón bổ sung chất dinh dưỡng cho cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần, tùy vào từng thời kỳ của măng mà căn chỉnh lượng phân bón phù hợp.

3. Thời vụ trồng măng tây trong năm

Mùa trồng măng tây ở nước ta hiện nay chủ yếu chia làm 2 vụ thu đông và xuân hè vì đây là khoảng thời gian nền khí hậu nước ta mát mẻ, không quá ẩm thấp, tránh được mùa mưa.

Thời vụ trồng măng tây trong năm

  • Trồng măng tây vụ thu đông kéo dài từ tháng 9 – 11 hàng năm thích hợp cho các tỉnh ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Đây là thời điểm vừa kết thúc mùa mưa, chuẩn bị vào mùa đông nên thời tiết khá mát mẻ, thuận lợi cho măng phát triển.
  • Trồng măng tây vụ xuân hè kéo dài từ tháng 2 – 4 hàng năm thích hợp nhất cho các tỉnh miền Nam, Nam Trung Bộ. Đây là thời điểm mới kết thúc mùa xuân nên thời tiết dịu nhẹ, độ ẩm cao rất tốt cho cây măng mới trồng ra.

Dù bạn ở khu vực nào thì đều có thể cân nhắc để trồng măng tây vào hai khoảng thời gian này trong năm. Tuy nhiên, để có thể trồng măng vào thời điểm tốt nhất cho từng khu vực bạn nên xem xét yếu tố thời tiết và mùa mưa của vùng đó và căn chỉnh thời gian gieo trồng măng nhé.

Trên đây là chia sẻ thông tin măng tây phù hợp với loại đất nào và nên trồng vào mùa vụ nào trong năm. Chúc bạn nghiên cứu kỹ thuật trồng măng tây thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *