Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả, năng suất cao

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả, năng suất

Với những cải tiến trong ngành trồng trọt, việc áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đã làm tăng tỉ lệ đậu quả và mang lại năng suất thu hoạch cao hơn trong mỗi vụ mùa.

1. Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng

1.1 Chuẩn bị

  • Xây dựng nhà màng

Nhà màng cần phải được xây dựng trước khi bắt đầu mùa vụ. Mô hình này thường được triển khai trên một diện tích đất rộng, nhà màng có phần mái được lắp đặt cố định và hai cửa thông gió lớn ở hai phía.

Xây dựng nhà màng trồng dưa lưới

Khung của nhà màng sử dụng các thanh sắt dày, có trọng lượng lớn để tăng khả năng chịu tải. Phần màng bao xung quanh khung thường là chất liệu polyme, một số nhà màng được trang bị thêm vách ngăn dạng lưới để ngăn côn trùng xâm nhập.

  • Hệ thống tưới nước 

Đối với nhà màng trồng dưa lưới trên quy mô lớn, hệ thống tưới nước tự động sẽ mang lại hiệu quả cao và hỗ trợ bà con để tiết kiệm sức lao động và cắt giảm chi phí nhân công. Hệ thống tưới sẽ được lắp đặt trực tiếp trong khi xây dựng nhà màng.

Thiết bị tưới nước chính đang được ứng dụng trong nhà màng là hệ thống tưới nhỏ giọt với quá trình tưới hoàn toàn tự động. Một hệ thống tưới chuyên nghiệp cần được trang bị đủ các vật liệu như bể nước, máy bơm, ống PVC dẫn nước, đầu tưới…

  • Giống cây trồng 

Dưa lưới được chia thành nhiều chủng loại đa dạng với nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm khác nhau. Bên cạnh các dòng dưa thuần chủng như dưa xanh hay dưa vàng thì một số loại dưa ngoại lai như dưa Nhật cũng đang rất được ưa chuộng.

Lựa chọn giống cây dưa lưới chất lượng để trồng trong nhà màng

Bà con khi lựa chọn hạt giống dưa lưới cần chọn loại cây phù hợp điều kiện thời tiết và khí hậu ở các vùng miền, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Hạt giống gieo trồng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng phát triển tốt.

  • Giá thể

Giá thể chủ yếu được sử dụng để ươm mầm cho cây con. Giá thể dùng trong gieo trồng dưa lưới phải có đủ chất dinh dưỡng, sạch và không lẫn tạp chất.

Hỗn hợp giá thể phổ biến nhất hiện nay là đất sạch trộn với xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ. Tỉ lệ trộn giá thể là 70% xơ dừa: 20% phân hữu cơ: 10% tro trấu. Trong đó, phân hữu cơ nên sử dụng phân trùn quế đã được xử lý và ủ bạt trước ít nhất 10- 15 ngày.

  • Khay ươm hạt giống

Hạt giống ban đầu phải được gieo hạt và ươm mầm trong các khay xốp để đảm bảo số lượng gieo trồng lớn trong mỗi vụ mùa. Khay ươm thường có kích thước 50x35x5cm, trung bình 50 lỗ ươm/khay.

  • Phân bón 

Ngoài nguồn nước sạch, phân bón cũng là nguyên liệu cần thiết để cây dưa có thể phát triển khỏe mạnh. Phân bón sử dụng cần có đủ các nguyên tố vi lượng như K, N, P, Ca, Mg, S và có đa dạng nhiều loại, thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

1.2. Quá trình trồng dưa lưới trong nhà màng

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng được thực hiện theo một quy trình cơ bản dưới các hình thức khác nhau.

Bước 1: Ươm mầm trên giá thể

Hạt giống dưa lưới sau khi ngâm và ủ trong khoảng 24h sẽ được ươm trên khay có chứa giá thể. Mỗi hạt sẽ được ươm trong 1 lỗ khay và lấp đầy bằng giá thể. Khi hạt tách mầm và cây bắt đầu ra 2 lá thật, bà con tiến hành trồng cây con trực tiếp xuống đất.

Bước 2: Trồng cây con vào đất

Đối với cây con trong nhà màng, bà con có thể lựa chọn áp dụng kỹ thuật trồng trên máng đất có giá thể hoặc trồng vào các túi PE.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng hiệu quả, năng suất

Nếu trồng cây con vào trong máng thì các cây cần phải cách nhau ít nhất 40cm để chất dinh dưỡng được tập trung và không gian đất thông thoáng cho rễ cây phát triển. Mỗi máng đất thường có diện tích 30cmx20cm.

Nếu cây con được trồng vào trong túi PE thì bà con nên tách riêng trồng mỗi cây một túi với kích thước túi khoảng 32cmx18cm. Túi PE nên đặt thành hàng đôi hoặc hàng đơn, khoảng cách giữa hai hàng ít nhất 1,2m.

Ngoài ra, trong mỗi vụ mùa, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết và môi trường, bà con nên cân nhắc số lượng cây trồng cũng như lưu ý mật độ trồng cây trong nhà màng để tránh hiện tượng cây thiếu chất do trồng quá sát hoặc nứt quả do ánh sáng phân bố không đều.

Cự ly trồng cây thích hợp vào mùa mưa là khoảng 2200- 2500 cây/1000m2 và vào mùa khô là 2500- 2700 cây/1000m2.

1.3  Nguyên tắc chăm sóc cây dưa lưới trồng trong nhà màng

  • Trong quá trình chăm sóc cây dưa, nước tưới cây nên sử dụng nguồn nước giếng khoan, nước sạch không có phèn chua, độ pH trung bình 6- 7.
  • Các dung dịch dinh dưỡng và phân bón phải được hòa vào nước theo tỉ lệ thích hợp rồi mới tưới cho cây. Bà con nên sử dụng loại phân vô cơ, dễ tan khi hòa với nước và được cung cấp thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới trung bình duy trì từ 0,8 lít đến hơn 2 lít trong từng giai đoạn.
  • Sau khoảng 10 ngày từ khi trồng cây con, để cố định cây, bà con treo dây xung quanh các hàng và lấp lại đất ở các gốc cây.
  • Để kích thích cây ra quả, bà con nên tiến hành thụ phấn thủ công bằng cách lấy các bông hoa đực chụp lên bông hoa cái hoặc thả thêm ong mật vào trong nhà màng.
  • Nhằm hạn chế các loại sâu hại dưa lướicác bệnh thường gặp trên dưa lưới, cây dưa cần được cắt tỉa cành thường xuyên, bỏ bớt lá thừa và nhánh phụ xung quanh gốc cây.
  • Sau khoảng 40 ngày, khi cây ra quả, chọn những quả to, tròn để giữ lại đồng thời hãm ngọn để chất dinh dưỡng tập trung.
  • Ngoài ra, để phòng bệnh cho cây, bà con nên thường xuyên dọn cỏ, nhặt lá, bọc kín quả bằng vải lưới và kết hợp thêm một số loại dung dịch sinh học khác trong quá trình tưới để ngăn chặn sâu bệnh và nấm mốc.

Nguyên tắc chăm sóc cây dưa lưới trồng trong nhà màng

2. Ưu – nhược điểm của phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng

2.1. Ưu điểm

Mặc dù là một phương pháp mới nhưng hiện kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng đang được ứng dụng tại nhiều vựa dưa lớn ở các tỉnh.

Việc ứng dụng mô hình trồng dưa trong nhà màng đã tạo điều kiện phù hợp để cây dưa phát triển và sinh trưởng nhanh chóng. Mô hình nhà màng cũng hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết, tránh nắng gắt và mưa lớn làm úng rễ cây.

Ưu - nhược điểm của phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng 

Đặc biệt, nhà màng còn giúp bảo vệ cây dưa khỏi côn trùng phá hoại, quá trình chăm sóc kết hợp với hệ thống tưới nước và bón phân công nghiệp sẽ cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để cây dưa chống lại sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng dưa hiện đại này đã cắt giảm tối đa lượng thuốc trừ sâu cho cây, đảm bảo nguồn cung cấp dưa lưới tươi sạch và an toàn cho người dân. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động cũng giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công.

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình nhà màng được xây dựng trên một quy mô lớn cũng đòi hỏi một mức chi phí lắp đặt tương đối cao, diện tích đất trồng hạn chế, đòi hỏi những người trồng dưa cần phải tính toán và có sự đầu tư hợp lý.

Các kỹ thuật được trang bị trong nhà màng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trong các vụ mùa. Các yếu tố về môi trường, nhất là nhiệt độ chênh lệch giữa không gian bên trong và ngoài nhà màng vẫn có thể làm giảm khả năng phát triển của cây.

Ưu - nhược điểm của phương pháp trồng dưa lưới trong nhà màng 

Mặc dù vậy, phương pháp gieo trồng trong nhà màng vẫn được đánh giá là bước phát triển mới của ngành trồng dưa nói riêng và ngành trồng trọt nói chung.

Mô hình này hiện đang được khuyến khích thực hiện và mở rộng với diện tích đất trồng rộng lớn hơn, trong quá trình thực hiện, bà con cần chú ý tiến hành các bước từ gieo trồng đến chăm sóc theo đúng kỹ thuật để có thể đảm bảo đạt được hiệu quả cao và năng suất cây trồng tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *