Măng tây có đắng không? Có cần tước vỏ khi chế biến?

Măng tây có đắng không? Có cần tước vỏ khi chế biến?

Măng tây là thực phẩm vàng cho sức khỏe bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.Tùy thuộc vào loại măng tây bạn chọn là măng tây xanh, trắng hay tím mà sẽ có mức độ đắng khác nhau.

1. Măng tây có bị đắng không?

Thực tế thì măng tây có vị hơi đắng, tùy từng giống mà mức độ đắng sẽ có sự khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 3 loại măng tây: măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.

Măng tây có bị đắng không?

  • Măng tây xanh: Đây là loại măng tây phổ biến nhất. Toàn thân măng tây có màu xanh non đẹp mắt, bóng bẩy, màu đậm dần về phía ngọn. Măng tây có vị đắng hơn cả so với 2 loại còn lại. Tuy nhiên vị đắng rất dễ ăn nên mọi người hoàn toàn có thể an tâm.
  • Măng tây trắng: được trồng cùng giống măng tây xanh nhưng do không được tiếp xúc với ánh nắng nên không sinh ra chất diệp lục. Giá thành măng tây này cao nhất bởi quy trình trồng khép kín với chi phí cao. Loại măng tây này mập, ngọt và ít đắng hơn so với măng tây xanh.
  • Măng tây tím: Màu tím của loại măng tây này do hàm lượng anthocyanins cao – đây là chất chống oxy hóa mạnh nên hình thành màu tím. Loại măng tây này ít đắng nhất, có vị ngọt hơn so với 2 loại măng tây còn lại, mùi thơm dịu dàng.

2. Lợi ích của các thực phẩm có vị đắng đối với sức khỏe

Ngoài măng tây thì còn nhiều loại rau củ quả khác cũng có vị đắng: mướp đắng, cải xoăn, rau đắng… Theo các chuyên gia y tế thì những thực phẩm này có tác dụng hữu hiệu trong việc kích thích thèm ăn, khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chống táo bón hiệu quả; kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng. Không nên lạm dụng nhiều thực phẩm có vị đắng quá bởi nó có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng.

Lợi ích của các thực phẩm có vị đắng đối với sức khỏe

Trong Đông Y thì măng tây có vị đắng dịu, mát với công dụng hạ hỏa giải độc, tiêu đờm, lợi khí, mang đến cảm giác thoải mái cho cơ thể. Hàm lượng kali lớn giúp lợi tiểu, loại bỏ các cholesterol trong máu, làm giảm áp lực cho hệ tim mạch.

Ngoài ra măng tây còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như:

  • Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi
  • Phòng tránh ung thư
  • Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
  • Lợi sữa cho bà bầu
  • Cải thiện hệ miễn dịch
  • Tốt cho đời sống tình dục

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong bài viết: Giá trị dinh dưỡng và công dụng của măng tây.

Tuy có tác dụng tốt như vậy nhưng cũng có một số nhóm người không nên ăn nhiều thực phẩm này: người phù nề, người bị gout, người bị cao huyết áp. Các thành phần trong măng tây có thể phản ứng với thuốc điều trị bệnh này khiến tình trạng bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết: Những ai không nên ăn măng tây sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này.

3. Nấu măng tây có phải tước vỏ không?

Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều chị em nội trợ trong quá trình chế biến thực phẩm này.

Nấu măng tây có phải tước vỏ không?

Có 2 loại măng tây gồm: loại thân mảnh và loại thân mập. Đối với măng tây thân mảnh thì vỏ ngoài mềm, thân giòn, nhanh chín nên bạn không cần tước vỏ. Còn đối với thân măng tây mập thì thân hơi cứng thì bạn cần tước vỏ hoặc bào vỏ (bào vỏ nhanh hơn). Để bào măng tây, bạn chỉ cần dùng đồ bào rau củ, rồi ấn nhẹ phần thân giữa vào lưỡi dao và bào đến cuối thân.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc măng tây có đắng không. Nhìn chung, việc bổ sung thực phẩm có vị hơi đắng sẽ giúp kích thích vị giác, mang đến bữa cơm gia đình ngon miệng và nhiều trải nghiệm hơn. Bạn có thể dùng măng tây để chế biến từ các món đơn giản như: măng tây luộc, măng tây xào thịt bò đến các món cầu kỳ hơn như măng tây nướng phô mai, gỏi măng tây hải sản… vô cùng hấp dẫn đấy.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *