Ăn măng tây có tác dụng gì? Những ai không nên ăn măng tây?

Ăn măng tây có tác dụng gì? Những ai không nên ăn măng tây?

Măng tây là thực phẩm cực kỳ giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng thực phẩm này.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong măng tây

Theo cơ sở dữ liệu của USDA Nutrient, giá trị dinh dưỡng trên 100g măng tây gồm:

  • Năng lượng: 20 calo
  • Carbohydrates:3,88 g
  • Đường 1,88g
  • Chất xơ 2,1g
  • Chất béo 0.12g
  • Chất đạm 2,2 g
  • Vitamin A(5%) 38mg
  • Thiamine (B1) (12%) 0,143 mg
  • Riboflavin (B2) (12%) 0,141 mg
  • Niacin (B3) (7%) 0,978 mg
  • Axit pantothenic (B5) (5%) 0,274 mg
  • Vitamin B6 (7%) 0,091 mg
  • Folate (B9) (13%) 52 mg
  • Choline (3%) 16 mg
  • Vitamin C (7%) 5,6 mg
  • Vitamin E (7%) 1.1 mg
  • Vitamin K (40%) 41,6 mg
  • Canxi (2%) 24 mg
  • Sắt (16%) 2.14 mg
  • Magnesium (4%) 14 mg
  • Mangan (8%) 0,158 mg
  • Phốt pho (7%) 52 mg
  • Kali (4%) 202 mg
  • Sodium (0%) 2 mg
  • Kẽm (6%) 0,54 mg

Thành phần dinh dưỡng có trong măng tây

2. Ăn măng tây có tác dụng gì?

Từ các thành phần dinh dưỡng được nêu trên, có thể thấy ăn măng tây rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của măng tây, cụ thể:

Hỗ trợ giảm cân

Trong 100g măng tây chỉ có chứa khoảng 20 calo, nhờ vậy bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng thực phẩm này. Nếu muốn giảm cân thì bạn nên chế biến măng tây dưới dạng luộc, hấp, làm nước ép là tốt nhất. Nếu xào, nướng phô mai, nướng với bơ thì hàm lượng calo trong món ăn sẽ cao hơn rất nhiều.

Tốt cho hệ đường ruột

Chất Inulin trong măng tây được biết đến là 1 trong những loại carbohydrate có tác dụng làm tăng các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột.

Ngoài ra thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất xơ tương đối lớn giúp nhuận tràng cực tốt, ngăn ngừa táo bón, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Thường xuyên ăn măng tây có tác dụng giảm đầy hơi cũng như các triệu chứng khó chịu ở bụng.

Ăn măng tây có tác dụng gì?

Đẩy lùi loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi, khiến việc đi lại, cử động gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Trong khi đó măng tây giàu kali và canxi có chức năng tăng cường sự dẻo dai, vững chắc cho xương khớp. Bạn có thể chế biến măng tây thành nhiều món ăn: măng tây xào thịt bò, súp măng tây, măng tây nướng… để cả gia đình có xương khớp khỏe mạnh.

Tốt cho máu và hệ tim mạch

Hàm lượng flavonoid cùng folate trong măng tây có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị các rối loạn chức năng tĩnh mạch, suy yếu tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch. Không chỉ vậy chất xơ cũng có góp phần đáng kể hạn chế lượng cholesterol có trong máu.

Ngoài ra măng tây còn chứa hàm lượng vitamin B cao, thực phẩm này có chức năng điều tiết hocmocysteine – chất gây tổn thương động mạch và hình thành khối máu đông.

Ngăn ngừa các bệnh về mắt

Hàm lượng vitamin A trong măng tây rất lớn, đây là chất cần thiết cho sự phát triển của thị lực. Ăn măng tây 2 bữa/ tuần có thể giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh liên quan đến mắt khác.

Ăn măng tây có tác dụng gì?

Phòng ngừa dị tật thai nhi

Măng tây là thức ăn có chứa hàm lượng acid folic cao nhất, khoảng 5 cây măng tây có chứa 1.000mcg acid folic. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ trước khi mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai ăn khoảng 400 mcg folic mỗi ngày sẽ làm giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Phòng ngừa ung thư

Chất glutathione có trong măng tây đã được nghiên cứu và chứng minh mang tác dụng phân hủy và loại bỏ các chất gây ung thư. Ngoài ra trong măng tây cũng chứa hàm lượng vitamin C, B… đây đều là các chất làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ chế, ngăn chặn các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Tăng cường sinh lý

Măng tây có tác dụng vô cùng tuyệt vời trong việc cải thiện đời sống tình dục của 2 vợ chồng. Thực phẩm này được đánh giá là bài thuốc tự nhiên có tác dụng tráng dương bổ âm. Khi ăn thực phẩm này sẽ gia tăng sự ham muốn, mang đến đời sống tình dục viên mãn.

Ngoài ra nó cũng được biết đến với tác dụng tăng cơ hội mang thai cũng như điều trị các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Những ai không nên ăn măng tây?

3. Những ai không nên ăn măng tây?

Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn măng tây. Nếu bạn thuộc 1 trong các đối tượng sau thì nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

  • Người bệnh phù nề: Với người bị phù nề do rối loạn thận hoặc suy tim việc ăn măng tây có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Người cao huyết áp: Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc hạ huyết áp thì cần cẩn trọng khi ăn măng tây bởi thực phẩm này có thể phản ứng với thuốc, làm hạ huyết áp giảm nhiều đột ngột, ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe.
  • Người bị bệnh gout: Trong măng tây chứa hàm lượng purin rất lớn, trong khi đó chất này là tác nhân chính gây bệnh gout. Bởi vậy người mắc bệnh này nên hạn chế ăn măng tây nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của măng tây đối với sức khỏe. Trừ những người bị gout, phù nề, cao huyết áp thì mọi người đều có thể ăn măng tây thoải mái với liều lượng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật. Hãy tìm hiểu nhiều công thức chế biến các món ăn, đồ uống chế biến từ măng tây để làm đa dạng thực đơn ăn uống của cả gia đình nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *