Nếu bạn đang thắc mắc không biết măng tây có dễ trồng không? Kỹ thuật trồng măng tây tốt nhất và những lưu ý khi trồng măng tây là gì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
1. Đặc điểm của cây măng tây
Măng tây thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm (20 – 30 năm), dạng bụi, lá kim có tên khoa học là Asparagus. Khi trưởng thành măng tây có thể cao từ 1,2 – 2m, phần rễ chùm trải rộng từ 50 – 100cm và ăn sâu xuống mặt đất tối thiểu 50cm.
Măng tây thường có hoa màu vàng hoặc xanh lục nhạt, quả khi chín có màu đỏ đậm bên trong chứa từ 15 – 18 hạt màu đen và vỏ cứng.
Trên thế giới hiện nay có 3 loại măng tây: Măng tây trắng, măng tây xanh và măng tây tím. Sản ohaamr cho thu hoạch của măng tây là các chồi măng non mới nhú khoảng 20 – 30cm. Là giống cây lâu năm nên mỗi vườn măng tây có thể cho thu hoạch từ 15 – 25 năm với sản lượng trung bình từ 20 – 35 tấn/ha/năm.
Mặc dù là giống cây chịu được nhiệt nóng – lạnh tốt nhưng nhiệt độ dưới 10 độ C cây sẽ ngừng phát triển. Nhiệt độ thích hợp nhất để măng tây triển tốt là từ 15 – 35 độ C.
Măng tây thích hợp trồng ở những vùng đất đỏ màu mỡ, tơi xốp đảm bảo được khả năng nảy chồi và cho mầm mới của cây. Giống cây lâu năm nên đất càng tốt thì quá trình thu hoạch cây càng được lâu và chất lượng măng càng mập.
2. Măng tây có dễ trồng không?
Măng tây vốn rất dễ sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên điều kiện thời tiết tại Việt Nam được chia làm 4 mùa nên việc trồng măng tây chưa bao giờ là dễ dàng.
Hơn nữa chi phí để đầu tư cho 1ha vườn trồng măng tây thực sự rất cao, dự tính mỗi ha khoảng 300 – 400 triệu đồng nếu không đảm bảo kỹ thuật trồng thành công thì tổn hại đối với nhà nông là rất lớn.
Đặc biệt măng tây còn là giống cây phát triển vô cùng nhanh cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và chăm sóc thường xuyên. Vì vậy việc trồng và chăm sóc không hề dễ dàng, đòi hỏi chủ vườn phải xây dựng được hệ thống tưới tiêu cẩn thận và đầu tư nhiều thời gian để chăm sóc.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách trồng măng tây trong bài viết: Kỹ thuật trồng măng tây hiệu quả.
3. Những điều cần lưu ý khi trồng măng tây
Trồng măng tây sẽ không còn là điều khó nếu bạn áp dụng những kỹ thuật chăm sóc và lưu ý sau đây:
Thời vụ trồng măng tây
Măng tây phát triển tốt nhất khi nền nhiệt độ từ 15 – 30 độ C vì vậy thời điểm thích hợp nhất để gieo trồng hạt giống măng tây là tháng 2 – 3 và tháng 4 – 6 hàng năm.
Chọn đất trồng măng tây
Đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và tốc độ phát triển của vườn măng tây sau này. Khi trồng măng tây bạn nên chọn các khu vực đất phù sa màu mỡ, đất đỏ, đất có độ tơi xốp cao, đất thịt pha cát giàu mùn và chất hữu cơ. Nên chọn khu vực đất cao ráo có khả năng thoát nước tốt.
Độ ẩm trung bình trong đất trồng măng tây tốt nhất là từ 65 – 70% và độ pH phù hợp nhất là 6,6 – 7,0. Đảm bảo vùng đất trồng măng không được nhiễm mặn, nhiễm chua và có khả năng ngập úng vào mùa mưa.
Trước khi gieo trồng măng đất phải được cày bừa và xử lý thật kỹ lưỡng, loại bỏ hoàn toàn cỏ dại và tàn dư sâu bệnh từ các mùa vụ trước. Làm luống rãnh trồng đảm bảo cao từ 20 – 25cm và khoảng cách đạt chuẩn từ 100 – 120cm.
Kỹ thuật gieo ươm hạt măng tây
Để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cho hạt giống măng tây bạn cần ngâm hạt giống trong vòng 12 giờ với nước ấm khoảng 50 – 55 độ C, sau đó ủ trong vải sạch và ẩm cho đến khi nứt nanh rồi mới gieo vào bầu nilon. Kích thước bầu nilon khoảng 12x7cm, đất gieo hạt phải là đất sạch có chứa các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng.
Mỗi bầu chỉ gieo 1 hạt, đảm bảo tưới hàng ngày và chăm sóc thường xuyên để cây phát triển tốt. Thời gian gieo hạt ít nhất từ 2 – 3 tháng, khi cây đạt chiều cao tối thiểu 25 – 30 cm thì đem trồng.
Chế độ chăm sóc măng tây
Sau khi trồng xuống đất đảm bảo mỗi khóm măng có từ 4 – 6 cây mẹ phát triển khỏe mạnh, thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các cây còi cọc và sâu bệnh. Thường xuyên xới đất quanh gốc cây và loại bỏ cỏ dại để sâu bệnh không xâm hại được cây mẹ.
Trong suốt quá trình trồng cây từ 1 – 3 tháng đầu thực hiện bón thúc cho cây bằng các loại phân hữu cơ hoặc NPK giàu dinh dưỡng để đảm bảo cây có nhiều chất dinh dưỡng phát triển tốt.
Trong vòng 6 tháng đầu tiên đảm bảo không thu hoạch măng để tập trung nuôi cây mẹ phát triển tốt nhất. Quan sát và loại bỏ các mầm măng mới để cây có thể tập trung nguồn dinh dưỡng nuôi cây mẹ.
Đảm bảo hệ thống tưới nhỏ giọt 24/24 cho tất cả các khóm măng luôn đạt độ ẩm cần thiết. Thực hiện tưới lá nếu thời tiết quá hanh khô hoặc cây có dấu hiệu thiếu nước.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết khi tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trồng măng tây có dễ không và nắm được những lưu ý cần thiết nhất khi trồng măng tây.