Người cao huyết áp có nên ăn măng tây để hạ huyết áp không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin qua bài viết sau nhé!
1. Măng tây có làm hạ huyết áp không?
Câu trả lời là có. Trong măng tây chứa hàm lượng lớn kali, đây là chất có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Bởi vậy những người bị cao huyết áp nên tăng cường ăn loại rau này để ổn định, điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên cần lưu ý nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc hạ huyết áp thì người bệnh không nên ăn nhiều măng tây. Bởi lẽ nếu kết hợp cả thuốc và măng tây có thể khiến huyết áp người bệnh giảm đột ngột, rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Công dụng của măng tây đối với sức khỏe để hiểu hơn về giá trị của cây măng tây nhé.
2. Người cao huyết áp nên ăn gì để ổn định huyết áp?
Ngoài măng tây thì còn rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác có tác dụng ổn định huyết áp mà người bệnh có thể tham khảo, cụ thể:
Rau xanh
Các loại rau xanh như rau cải, rau chân vịt, rau diếp… không chỉ chứa hàm lượng lớn axit folic tốt cho bà bầu mà còn chứa nhiều vitamin K. Vitamin K có chức năng giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, nhờ đó có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả.
Các loại hạt
Trong các hạt như óc chó, hạt bím hạt dẻ, hướng dương có nhiều kali, magie, khoáng chất có tác dụng hạ huyết áp. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng khi chúng còn tươi hoặc không bị tẩm muối, các gia vị cay…
Quả mọng
Trong các loại quả mọng như cam, quýt, bưởi, việt quất chứa dồi dào flavonoids- hợp chất có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến chúng thành nước ép, sinh tố, bánh thơm ngon để thưởng thức mỗi ngày.
Dầu ô liu
Có thể bạn không biết dầu oliu cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp. Chất polyphenol – là các hợp chất chống viêm có trong dầu oliu giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho biết khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.
Củ cải đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống 1 ly nước ép củ cải đường có thể giúp người bệnh hạ huyết áp chỉ sau 24h. Đây là thực phẩm vàng lành mạnh người bệnh cao huyết áp cần nhớ. Trong trường hợp không thích uống nước ép thì bạn có thể nấu chín củ cải đường để ăn hoặc chế biến thành các món xào, hầm theo ý thích.
Cháo yến mạch
Bột cháo yến mạch giàu chất xơ, hàm lượng natri và chất béo thấp nên rất tốt cho sức khỏe người cao huyết áp. Người bệnh nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng là tốt nhất.
3. Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều muối
Người bệnh cao huyết áp nên hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp như thịt, cá, thịt xông khói, lạp xưởng… tẩm nhiều muối. Ngoài ra trong quá trình nấu nướng chế biến món ăn hàng ngày cũng nên nêm gia vị nhạt 1 chút để đảm bảo sức khỏe. Trong muối chứa hàm lượng natri lớn làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.
Trà đặc
Trong trà đặc có chứa nhiều chất kiềm với tác dụng làm cho đại não hưng phấn, mất ngủ, bất an, tim đập loạn xạ, cao huyết áp. Người bệnh nếu muốn uống trà thì nên sử dụng lá trà tươi để pha, chú ý nên pha loãng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thịt chó
Thịt chó giàu đạm, trong Đông y thực phẩm này có tác dụng ôn thận, trợ dương nhưng gây ra tác dụng phụ là cao huyết áp. Người bệnh nên tránh ăn nhiều thực phẩm này nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề ăn măng tây có giúp hạ huyết áp không cũng như cung cấp các thông tin về thực phẩm nên kiêng, nên ăn khi bị cao huyết áp. Nhìn chung bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ luyện tập. Mỗi ngày dành khoảng thời gian trung bình 30 phút để vận động, đi bộ, tập hít thở sâu để cơ thể luôn khỏe mạnh và dồi dào năng lượng nhé!