Măng tây có 3 loại: măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím, mỗi loại lại mang vị đặc trưng riêng. Thường xuyên ăn măng tây rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
1. Măng tây có vị gì?
Có 3 loại măng tây chính: măng tây xanh, trắng và tím. Trong đó măng tây xanh phổ biến nhất có vị đắng hơn cả. Măng tây trắng do được trồng trong môi trường khép kín, không tiếp xúc ánh sáng mặt trời nên không sinh ra diệp lục (màu xanh), loại này có vị đắng dịu hơn so với măng tây xanh. Loại cuối cùng là măng tây tím có vị ngọt thanh hơn cả, tuy nhiên khi ăn vẫn cảm thấy hơi đăng đắng một chút.
Nhìn chung thì tổng thể, hương vị của măng tây đắng nhẹ, dễ ăn, khi chế biến thành các món ăn sẽ khá lạ miệng, kích thích vị giác, giúp mọi người ăn ngon miệng hơn.
2. Ăn măng tây có tốt không?
Chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, bởi vậy măng tây được coi là thần dược đối với sức khỏe. Một số tác dụng tuyệt vời có thể kể đến là:
- Tốt cho hệ đường ruột, giúp nhuận tràng, chống táo bón
- Giúp sáng mắt, phòng ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh liên quan đến thị lực
- Cải thiện hệ tim mạch khỏe mạnh, loại bỏ các cholesterol xấu trong máu
- Giúp lợi tiểu
- Ngăn ngừa lão hóa
- Nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch
- Tốt cho chức năng sinh lý, tăng ham muốn tình dục
- Phòng ngừa ung thư
- Phòng ngừa dị tật ở thai nhi
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của măng tây.
3. Tác hại của việc ăn quá nhiều măng tây?
Măng tây rất tốt cho sức khỏe khi ăn liều lượng hợp lý, khoảng 2 – 3 bữa/ tuần. Việc ăn quá nhiều măng tây hoặc đối tượng đang mắc 1 số bệnh ăn măng tây có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Cụ thể:
3.1. Gây mất nước
Như đã nói ở trên, tác dụng của măng tây giúp lợi tiểu. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ khiến việc đi tiểu thường xuyên gây ra tình trạng mất nước, khô miệng, cơ thể mệt mỏi.
3.2. Táo bón
Ăn liều lượng măng tây hợp lý có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón. Ngược lại ăn quá nhiều sẽ bổ sung vào cơ thể hàm lượng chất xơ lớn, khiến ruột non vận hành khó khăn, bị cản trở, gây nên chứng táo bón và đau bụng.
3.3. Hôi miệng
Một trong những tác dụng phụ khi ăn măng tây thường thấy đó chính là hôi miệng. Nguyên nhân bởi trong thực phẩm này chứa 1 ít lưu huỳnh mỏ – có mùi hôi đặc trưng. Điều này sẽ khiến người ăn bị mất tự tin khi giao tiếp với người xung quanh do hơi thở có mùi.
3.4. Dị ứng
Thực tế có khá nhiều người bị dị ứng với măng tây, các biểu hiện dị ứng thường thấy bao gồm:
- Ngứa cổ họng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Khó thở
- Đau đầu, chóng mặt
- Phát ban, nổi mụn
- Đầy hơi
- Buồn nôn
Khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng này thì bạn nên ngừng ăn măng tây. Đến bệnh viện để được điều trị, lắng nghe tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
3.5. Giảm cân đột ngột
Do có chứa ít hàm lượng calo, trung bình 100g măng tây chỉ có 20 calo, bởi vậy khá nhiều người lựa chọn thực phẩm này để giảm cân. Tuy nhiên nếu hàng ngày đều ăn măng tây giảm cân thì sẽ khiến chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tổng thể chung của sức khỏe.
3.6. Phản ứng với các thuốc điều trị
Người đang bị gout, cao huyết áp thì việc ăn măng tây sẽ không tốt. Bởi các thành phần trong măng tây được nghiên cứu là có thể gây những phản ứng với thuốc, làm giảm hoặc biến đổi tác dụng của thuốc. Tốt nhất nếu như đang mắc bệnh gì, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để nhận sự tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Bài viết dưới đây đã giải đáp các vấn đề thắc mắc của độc giả. Nhìn chung măng tây sẽ phát huy tác dụng rất tốt nếu chúng ta biết cách sử dụng hợp lý. Bạn nên cân đối liều lượng sử dụng mỗi tuần để giúp bản thân và các thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt nhất nhé.