Để điều trị và phòng tránh bệnh vàng lá trên dưa lưới đòi hỏi phải có sự am hiểu và khéo léo trong kỹ thuật trồng. Bài viết có cung cấp một số thông tin hữu ích cho người nông dân.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá dưa lưới
Bệnh vàng lá trên cây dưa lưới do nấm bệnh Fusarium gây nên, nấm bệnh này phát triển và lây lan rất nhanh. Trên các thân cây của dưa lưới phần gần sát với mặt đất có sự xuất hiện của rất nhiều vết thâm nhỏ, sau khoảng 3 -5 ngày các vết thâm lan nhanh rộng khắp thân cây. Dấu hiệu bệnh ban đầu rất khó có thể nhận biết, phải quan sát rất kỹ mới có thể phát hiện.
Sau khi tấn công vào thân cây nấm bệnh chuyển sang lá, từ lá màu xanh chuyển dần sang màu vàng, trên lá có xuất hiện các vết đốm trắng, bên ngoài viền lá có màu nâu hoặc là đen.
Bệnh phát triển rất nhanh chỉ sau vài ngày nấm bệnh xâm hại đến toàn bộ quy mô trồng dưa. Biểu hiện là cả ruộng lá vàng, cây bị héo rũ, giảm đến 50% năng suất trồng, thiệt hại lớn về tài chính với người nông dân.
Thông thường nấm bệnh phát triển mạnh mẽ vào mùa khô nóng đặc biệt là vào buổi trưa, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp khả năng chuyển màu lá vàng càng nhanh hơn. Nếu như không phát hiện bệnh kịp thời để bệnh trở nên nặng hơn, lá vàng, thân cây héo dẫn đến cây chết hàng loạt.
2. Cách điều trị bệnh vàng lá trên dưa lưới
Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kết hợp các hoạt chất để điều trị bệnh vàng lá trên dưa lưới đạt hiệu quả tốt nhất. 3 cặp thuốc kết hợp với nhau bạn có thể áp dụng như:
Zineb bul 80WP + Scootin 300EC
Trong thuốc Zineb bul 80WP có hoạt chất Zineb với công dụng phòng trừ nấm bệnh hại vàng lá cho cây trồng rất tốt còn trong thuốc Scootin 300EC chứa hoạt chất Propiconazole chuyên điều trị bệnh đốm nâu trên thân của cây bị bệnh. Sự kết hợp này sẽ điều trị bệnh vàng lá tận gốc và nhanh chóng.
Cách pha: 10ml Scootin 300EC + 20g Zineb Bul 80WP cho bình 16 lít nước rồi phun đều từ gốc đến lá của dưa lưới.
Hiddencard 250EC + Scooc Sữa
Scooc Sữa với hoạt chất Difenoconazole tấn công trực tiếp vào nấm bệnh gây hại cho bệnh vàng lá. Thuốc Hiddencard 250EC có chứa hoạt chất Hexaconazole đặc trị phòng trừ tuyến trùng, nấm bệnh trong đất gây nhiễm cho bệnh vàng lá. Cả hai loại thuốc này đều rất an toàn cho cây trồng.
Cách pha: 16ml Hiddencard 250EC + 10ml Scooc Sữa cho bình 8 lít rồi phun đều trên toàn bộ diện tích trồng dưa lưới. Nên cách ly khoảng 20 ngày rồi tiếp tục sử dụng thuốc cho lần tiếp theo.
Avalin 5SL + Filia 525SE
Avalin 5SL có chứa hoạt chất Validamycin ngăn chặn sự phát triển của sợi nấm Fusarium và sự lây lan của nấm bệnh đồng thời là thuốc kháng sinh để bảo vệ cho câu dưa lưới. Đối với thuốc Filia 525SE có chứa hoạt chất Tricyclazole tiêu diệt nấm một cách nhanh chóng, chặn đứng mầm bệnh vàng lá. Sự kết hợp của hai loại thuốc này sẽ khắc phục bệnh vàng lá trên dưa lưới sớm.
Cách pha: 20ml Filia 525SE + 10-15ml Avalin 5SL cho bình 16 lít hoà trộn với nhau và phun đều trên cây dưa giúp lá phục hồi nhanh.
3. Cách phòng tránh bệnh vàng lá trên cây dưa lưới
Nhằm đảm bảo nấm bệnh Fusarium không có điều kiện sinh sôi bạn cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả như:
- Trồng cây với mật độ, khoảng cách phù hợp, tạo các luống dưa có rãnh thoát nước hợp lý để tránh tình trạng nước ứ đọng, ngập úng.
- Thường xuyên quan sát cây dưa lưới để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Đảm bảo gốc cây dưa luôn khô thoáng bằng cách tỉa lá, làm cỏ dại ở gốc cây. Loại bỏ và tiêu huỷ toàn bộ các cây bị bệnh tránh sự lây lan, sau đó rắc vôi và tưới gốc để khử trùng đất.
- Bón phân đạm, kali, phân lân, phân chuồng cho cây dưa nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, kích thích cây phát triển mới và giúp cho cây phục hồi nhanh hơn.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học để giúp cây phát triển tốt, ngăn vừa sự tấn công của các nấm bệnh gây hại, tăng năng suất cây trồng.
Bạn có thể tham khảo thêm những bệnh ở dưa lưới trong bài viết: Những bệnh thường gặp trên cây dưa lưới.
Mong rằng với những thông tin về cách điều trị và phòng tránh bệnh vàng lá trên dưa lưới ở trên sẽ giúp người nông dân chăm sóc dưa tốt, có được mùa màng bội thu.