Các mô hình trồng măng tây ở Quảng Nam cho năng suất cao

Các mô hình trồng măng tây ở Quảng Nam cho năng suất cao

Nhờ khả năng chịu hạn và thích nghi tốt với khí hậu, măng tây hiện đang được trồng phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt, trong một vài năm gần đây, với kỹ thuật trồng măng tây được cải tiến, giống cây trồng này đang mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho rất nhiều bà con tỉnh Quảng Nam.

1. Tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây 

Măng tây là giống cây ưa sáng, ưa nhiệt và rất dễ trồng, trong nhiệt độ từ 15- 30 độ C, cây măng tây có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cây măng sẽ được gieo trồng thành 2 vụ trong năm là vụ xuân hè và thu đông.

Đất trồng măng tây thường là loại đất không bị phèn chua, có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt, có tầng canh tác dày khoảng 30- 40cm, giàu chất hữu cơ. Vì thế, bà con nên ưu tiên chọn đất đỏ, đất xám, đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ có pha cát để trồng.

Các mô hình trồng măng tây ở Quảng Nam cho năng suất cao

Dựa trên quy mô và kỹ thuật gieo trồng mà bạn có thể lựa chọn trồng măng tây trên đất vườn, bằng các loại thùng xốp và chậu kiểng hoặc trong nhà màng.

Cả 3 giống cây là măng xanh, măng trắng và măng tím đều được trồng bằng hạt giống. Đây là phương pháp gieo trồng măng tây bằng hạt đang được áp dụng rộng rãi, yêu cầu bà con phải tiến hành ngâm ủ và ươm hạt cẩn thận để cây nhanh phát triển.

Khi gieo trồng bằng hạt, bà con nên phơi khô hạt giống măng tây khoảng 2 giờ vào buổi chiều, rửa hạt bằng nước sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 20 giờ. Tiếp đó, đem hạt giống ủ trong khăn ẩm hoặc tro trấu để hạt nứt nanh mới có thể đem đi ươm trong bầu đất.

Bầu đất nên sử dụng đất giá thể là hỗn hợp phân xanh, tro trấu, mùn mục…, thời gian ươm từ 2- 3 tháng, đợi cây lên ngọn thì đem ra trồng xuống đất. Lưu ý trước khi trồng phải cày xới đất, dọn cỏ, bón lót phân và lên luống.

Các mô hình trồng măng tây ở Quảng Nam cho năng suất cao

Ngoài ra, trong quá trình gieo trồng và chăm sóc, bà con cần chú ý tưới nước, bón phân thường xuyên, xử lý nấm mốc, diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh cho cây theo từng thời kỳ phát triển.

2. Kinh nghiệm trồng măng tây ở Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam vốn là một vùng đất rừng núi nhiều đất cát trắng, rất khó để có thể gieo trồng và phát triển các loại cây.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu tiến hành thí điểm mô hình trồng măng tây xanh an toàn trên 5 sào ruộng tại huyện Núi Thành và Điện Bàn. Hiệu quả đạt được từ mô hình này đã đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định và thay đổi cuộc sống của nhiều hộ gia đình.

Kinh nghiệm trồng măng tây ở Quảng Nam 

Người khởi xướng ý tưởng cho mô hình này là anh Lực, một người làm công tác nghiên cứu tại Trạm Khuyến nông, nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ giống măng tây xanh, anh đã vay vốn và đầu tư 170 triệu đồng để trồng cây trên diện tích 4000m2.

Trong lần thí điểm này, tuy điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng cây măng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khoảng 6 tháng, mô hình thí điểm thu hoạch được 2kg/sào/ngày, thu nhập trung bình khoảng 200.000/sào.

Sang đến năm thứ 2, nhờ vào sự đột phá về kỹ thuật chăm sóc kết hợp hệ thống tưới nước nhỏ giọt hiện đại, măng tây xanh đã mang lại tổng thu nhập lên đến hơn 430 triệu/ha/năm. Thống kê tại tỉnh Quảng Nam cho thấy mức thu nhập này cao hơn gấp 5 đến 8 lần so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp.

Cho đến thời điểm hiện tại, mỗi năm, mô hình trồng của anh Lực cho năng suất 300kg thành phẩm và đảm bảo nguồn cung chính cho các tỉnh lân cận là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.

Ở huyện Điện Bàn, ông Nguyễn Thìn là một trong ba hộ đầu tiên áp dụng mô hình trồng măng tây, trên diện tích đất rộng 1000m2, với những kinh nghiệm được truyền tải, trong vụ gieo trồng đầu tiên, ông đã có thể thu hoạch được trung bình 7kg măng tây và thu về 500.000 đồng/ngày.

Kinh nghiệm trồng măng tây ở Quảng Nam 

Với khả năng thích nghi tốt của cây măng tây, ông Thìn đã tiếp tục chú trọng vào quy trình chăm sóc, trong điều kiện thời tiết nắng ấm, ông dự định thu hoạch được 10- 15kg/ngày, tiền lãi ròng thu được lên đến 20 triệu/tháng.

Đến năm 2016, huyện Điện Bàn đã tiếp tục áp dụng mô hình trồng măng tây xanh an toàn trên diện tích đất 6500m2. Tại thôn Tân Khai, phường Điện Dương, ông Ba (60 tuổi) sau khi được tư vấn đã quyết định tiến hành trồng cây măng tây xanh tại khu vườn rộng 2000m2 và thu hoạch được trung bình 15 triệu đồng/tháng.

Khu vườn của ông Ba có khả năng thu hoạch được 5- 6 kg măng/ngày và được bán với giá trung bình 90.000 đồng/kg. Ông cho biết giống cây này hoàn toàn không tốn nhiều công sức để chăm sóc, phù hợp với những người lớn tuổi như ông mà lại có thể sử dụng để nấu trà, rất tốt cho sức khỏe.

Nhắc tới kỹ thuật trồng măng tây ở Quảng Nam, năm 2017, ông Trần Văn Cường sống tại huyện Quế Sơn đạt mức thu nhập lên đến 1 tỷ đồng nhờ cây măng tây. Ông Cường đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trên 2ha đất cát trắng cho việc nghiên cứu và áp dụng mô hình trồng măng tây xanh.

Đất cát trắng vốn rất khó để trồng cây nhưng ông Cường đã tiến hành trang bị máy móc, dụng cụ và xây dựng trang trại để trồng cây măng kết hợp nuôi thả gà, vịt.

Kết quả bất ngờ đạt được từ mô hình này, sau khi mở rộng diện tích đất lên đến 5ha, cây măng cho năng suất cao và đạt mức lãi trên 100 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, trang trại của ông Cường cũng hỗ trợ việc làm cho nhiều người lao động trong huyện và giúp các hộ dân khác tiếp cận với giống cây trồng mới này.

Với những kinh nghiệm từ kỹ thuật trồng măng tây ở tỉnh Quảng Nam, quá trình trồng măng tây hoàn toàn không khó và có thể đem lại năng suất rất cao cho bà con. Việc nhân rộng các mô hình gieo trồng sẽ làm tăng sản lượng măng tây và cung cấp thêm nhiều giống măng chất lượng cho người tiêu dùng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *