Măng tây phù hợp trồng trong điều kiện nào?

Măng tây phù hợp trồng trong điều kiện nào?

Hiện nay, măng tây đang là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất trong thị trường nông sản vì vậy ngày càng có nhiều bà con mong muốn canh tác.

1. Điều kiện địa hình, khí hậu

Măng tây là cây lâu năm, thân thảo và rễ chùm thích hợp trồng ở những vùng có độ ẩm cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Thời gian thu hoạch măng tây kéo dài từ 15 – 25 năm nên việc chọn vùng đất trồng măng tây là rất quan trọng, quyết định đến cả chất lượng măng sau này.

Vùng nào trồng măng tây tốt nhất?

Khu vực trồng măng tây tốt nhất là nơi có mặt đất bằng phẳng với độ dốc dưới 10%, đảm bảo thoát nước tốt vào cả mùa mưa. Đất phải có tầng canh tác ít nhất từ 50 – 100cm, nếu đào 30cm mà đã đến đất sét thì vùng đất đó không thể trồng măng tây vì giống cây này có rễ chùm, ăn sâu xuống đất từ 50 – 100cm.

Vùng trồng măng tây tốt nhất nên có khí hậu khô ráo với độ ẩm từ 60 – 70%, thời gian ánh nắng chiếu và vườn măng tây ít nhất 6 – 8 tiếng 1 ngày như trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long,…

Ở Việt Nam măng tây được trồng nhiều ở những tỉnh có địa hình bằng phẳng với đất đai tơi xốp màu mỡ như: Khánh Hòa, Phú yên, Ninh Thuận, Đà Lạt, Lâm Đồng,…. khu vực Miền Bắc có các huyện như Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn, Bắc Ninh, ….

2. Điều kiện đất trồng

Măng tây thích hợp trồng ở những vùng có đất đai màu mỡ, giàu dinh dưỡng và tơi xốp như: đất đỏ bazan, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất tơi xốp dễ thoát nước,… và có độ PH từ 6.5 – 7.5. Lưu ý không nên trồng măng tây ở các vùng đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn và nhiễm phèn hay đất thịt khó thoát nước và cải tạo.

Loại đất trồng măng tây tốt nhất

Trước khi trồng nên cải tạo đất bằng cách cày xới, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ để loại bỏ hết tàn dư sâu và nấm bệnh từ vụ trồng cũ. Để tăng độ tơi xốp cho đất nên cày xới khoảng 50cm bề mặt đất, trộn thêm với xơ dừa, tro trấu,…

Các loại phân bạn có thể bổ sung cho đất trong giai đoạn này như: Phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng đã ủ, trùn quế, NPK,… Lưu ý bón theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì hoặc kỹ thuật bón phân cho vườn măng tây lần bón lót 1 và 2 khi cải tạo đất.

3. Các bệnh thường gặp ở măng tây

Giống như nhiều giống cây trồng khác măng tây cũng dễ bị sâu bệnh ăn hại gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mầm măng.

Các loại bệnh hại măng tây thường gặp nhất là thối gốc rễ và chồi măng non, thán thư, khô cây, măng tây bị vàng lá,… do các loại côn trùng và virus gây ra.

Một số loại nấm bệnh có thể khiến vườn măng tây bị thân cành và thân dạng sọc, xuất hiện các đốm bất thường trên thân,…. Khi măng bị các loại sâu bệnh hại trên có thể phun một số loại thuốc sau để cải thiện: Ridomil, Carban, Coc 85, Carbenzim.

Măng tây bị vàng lá

Vườn măng tây còn thường xuyên bị các loại sâu và côn trùng sau tấn công như: Bọ măng tây, rệp, sâu xanh, sâu đất, rầy mềm, bọ trĩ, sâu khoang, dế nhũi… làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ phát triển của cây.

Biện pháp khắc phục sâu bệnh hại măng tây nhanh và hiệu quả nhất là dùng các chế phẩm như Confidor, Actamec, Regent, Chlorban 50,… tưới đẫm lên toàn bộ cây măng tây đặc biệt là phần bị sâu bệnh xâm hại.

Cách phòng tránh sâu bệnh cho vườn măng tây

  • Lựa chọn nguồn hạt giống măng tây thuần chủng F1 đảm bảo chất lượng và sức khỏe, không chứa mầm bệnh, sức đề kháng tốt khi trồng.
  • Xử lý kỹ lưỡng đất trồng bằng vôi bột và các loại thuốc diệt côn trùng, nấm bệnh,… trước khi trồng măng tây để đảm bảo vườn cây của bạn không bị xâm hại bởi các tàn dư không tốt từ mùa vụ cũ.
  • Xây dựng hệ thống luống rãnh có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng hạn chế tối đa cây bị thối rễ hay quá ấm khiến các loại nấm dễ phát triển. Luống trồng măng tây đảm bảo cao từ 30 – 50cm.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng đã qua xử lý để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.
  • Kiểm tra vườn măng tây thường xuyên để loại bỏ những cây bị sâu bệnh xâm hại, tránh lan ra diện tích rộng.
  • Thực hiện phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ cho vườn măng tây ít nhất 2 tháng 1 lần và đảm bảo cách ly thời gian thu hoạch theo đúng hướng dẫn nhé.

Lựa chọn vùng trồng măng tây phù hợp giúp bạn quyết định 70% tỉ lệ thành công và năng suất thu hoạch của vườn măng tây sau này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nơi trồng măng tây tốt nhất nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *