Cách trồng và chăm sóc măng tây xanh đúng kỹ thuật

Cách trồng và chăm sóc măng tây xanh đúng kỹ thuật

Trong số các loại măng tây, măng tây xanh là giống cây phổ biến nhất được trồng tại Việt Nam. Với kỹ thuật trồng măng tây xanh hiện nay, bà con có thể thu hoạch số lượng măng tây lớn và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

1. Đặc điểm của măng tây xanh

Măng tây là loại rau cao cấp đến từ châu Âu có dạng bụi và thân thảo. Cây măng có tuổi thọ tương đối dài, chỉ với một lần trồng, cây có thể thu hoạch được trong khoảng thời gian từ 15- 25 năm. Nhờ khả năng phục hồi tốt mà mầm măng sẽ phát triển nhanh, sản lượng thu hoạch cũng tăng theo từng năm.

Đặc điểm của măng tây xanh

Cây măng tây thường được trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Ngọn măng tây đủ tiêu chuẩn thu hoạch thường cao khoảng 15- 20cm với màu xanh tươi sáng, thân cây khỏe mạnh và không có biểu hiện sâu bệnh.

Sự khác biệt của cây măng tây xanh là màu xanh đến từ chất diệp lục. Chồi măng khi mới nhú lên khỏi mặt đất sẽ được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Từ đó, măng xanh sẽ có vị nặng và đắng hơn khi chế biến.

Tuy vậy, măng tây xanh lại có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, trong ngọn măng tây có khoảng 83% nước, 2,2% protein, 2,35 chất xơ, 1,2% đường và các loại vitamin, khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người như kali, magie, kẽm, photpho, vitamin B1, B2, B6, B9…

Ngọn măng tây xanh có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và trị bệnh táo bón. Lượng Asparagine trong cây măng cũng giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường, suy thận, đau bàng quang và ung thư.

Đặc điểm của măng tây xanh

Với lượng Magnesium và Potassium cần thiết, cây măng tây xanh cũng là thực phẩm hữu ích cho người cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ. Đặc biệt, chất đạm tốt của măng xanh cũng có tác dụng giảm béo, ngăn ngừa lão hóa da, giảm cholesterol tự do trong máu.

Măng tây thường được dùng trong chế biến món ăn. Ngoài cung cấp nguyên liệu cho ngành ẩm thực, lá măng tây xanh cũng được tận dụng để trang trí.

Hiện nay, mức giá bán măng tây trên thị trường trung bình dao động từ 50.000 đến 90.000 đồng/kg. Giống cây này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho bà con trên nhiều tỉnh thành. 2. Cách trồng cây măng tây xanh bằng hạt giống

2.1. Thời vụ thích hợp trồng măng tây xanh

Trong năm, măng tây có thể trồng vào cả vụ thu đông và vụ xuân hè. Vụ thu đông gieo hạt giống măng tây vào tháng 8 và thu hoạch vào tháng 3 năm sau, trong khi đó, vụ hè sẽ bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 6.

Thời vụ thích hợp trồng măng tây xanh

Giống măng tây xanh đặc biệt ưa ánh sáng, vì thế, cây măng cần được trồng ở những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, đất tốt, nhiệt độ môi trường lý tưởng nhất là 25 độ C để cây được tăng cường chất diệp lục và phát triển tốt hơn.

2.2. Chuẩn bị nguyên liệu

Ưu tiên chọn hạt giống thuần chủng F1 hoặc hạt giống dòng F2 lấy từ cây hoa cái cũng có thể gieo trồng. Tuy vậy, chất lượng của hạt giống F2 sẽ thấp hơn so với dòng F1.

Giá thể ươm mầm cây măng tây là hỗn hợp đất sạch, tro trấu và phân hữu cơ.

Bầu ươm hạt giống măng tây sử dụng các loại túi nilon có khả năng tự phân hủy.

Nếu trồng măng tây xanh trên diện tích đất rộng hoặc trong nhà màng, bà con cần trang bị thêm hệ thống cấp thoát nước và tưới nước.

2.3. Các bước tiến hành

  • Bước 1: Gieo ươm cây trồng

Lựa chọn hạt giống măng tây xanh và ngâm trong nước ấm khoảng 45 độ C trong 20- 24 giờ, nước pha với tỉ lệ 3 phần nước nóng và 2 phần nước lạnh, sau đó, vớt hạt để rửa sạch, loại bỏ các hạt bị lép và đem ủ trong vải ẩm tối màu, đợi đến khi hạt nứt nanh thì đem ra trồng.

  • Bước 2: Làm đất và lên luống

Loại đất tốt nên là đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất xám, đất pha cát.Trong mùa vụ đầu tiên, đất trồng cần được cải tạo, cày xới và san phẳng để cung cấp chất dinh dưỡng ổn định.

Làm đất và lên luống trồng măng tây xanh

Đất nên được cày sâu trước ít nhất 2 tháng, bón phân lót, làm sạch cỏ và rải thêm vôi bột rồi phơi nắng trong 30 ngày để đất tơi xốp và tránh sâu bệnh. Trước khi trồng, tiến hành lên luống rộng 120cm, cao 30cm, luống cày liên tiếp và dốc nghiêng về hai bên mép, mỗi luống có rãnh 20cm.

  • Bước 3: Trồng cây măng tây

Sau khoảng 60 ngày, tách bầu ươm và trồng cây con vào đất. Mật độ trồng trung bình của giống măng tây xanh là 20.000 đến 22.000 cây/ha, cây trồng thành hàng đơn, hàng đôi hoặc hàng ba tùy mật độ và khoảng cách, mỗi cây cách nhau 45cm.

3. Cách chăm sóc măng tây xanh

  • Bón lót ngay khi mới bắt đầu trồng cây con, bà con nên dùng phân hữu cơ sinh học trộn đều và hòa loãng vào nước.
  • Tiến hành bón thúc cho cây bằng phân NPK, đạm cách 15 ngày/lần đến trước kỳ thu hoạch nửa tháng.
  • Thường xuyên làm sạch cỏ non, vun đất và đậy gốc cho cây.
  • Khi cây măng tây ra nhiều thân mới, bà con tỉa cành, bỏ các nhánh già hoặc bị sâu bệnh, chỉ giữ lại 4- 6 thân mẹ cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
  • Cắm thêm cọc tre và giăng dây cước giữa các hàng để tránh cây bị nghiêng, đổ và bật gốc.
  • Hai bệnh phổ biến nhất thường thấy ở măng tây là nấm bệnh và thân cây khô, rễ cây thối. Vì thế, bà con cần lưu ý tưới nước và bón phân vừa đủ, sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật cho cây.

Mặc dù là một giống cây trồng mới nhưng măng tây xanh đang thích nghi rất tốt với môi trường và khí hậu nước ta. Cây măng trồng được cả ở vùng núi và đồng bằng châu thổ với độ cao từ 600- 900m trên mực nước biển.

Cách chăm sóc măng tây xanh

Với chi phí ban đầu thấp, quá trình chăm sóc đơn giản, bà con nên áp dụng kỹ thuật trồng măng tây xanh để mở rộng diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất trong mỗi vụ mùa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *